VIỆN NGHIÊN CỨU ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ TẾ BÀO 幹細胞応用研究所
0866022097

Ứng dụng của tế bào gốc tủy xương trong điều trị các bệnh về máu

Nội dung bài viết

 

Tế bào gốc tạo máu (Hematopoietic Stem Cells – HSCs) là tế bào gốc trưởng thành được tìm thấy trong tuỷ xương. CD34 là một dấu ấn phân tử đặc trưng cho tế bào gốc tạo máu, trong tuỷ xương người bình thường chúng chiếm từ 1 – 4% và ít hơn 0,1% trong quần thể tế bào có nhân ở máu ngoại vi. Tuy số lượng hiện diện của quần thể HSCs là thấp trong các mô nhưng chúng chịu trách nhiệm sản xuất toàn bộ tế bào trong hệ thống tạo máu và hệ miễn dịch của cơ thể. HSCs được xem là nhà máy sản xuất tế bào máu liên tục trong suốt thời gian tồn tại của sinh vật, qua nhiều bước phân chia biệt hoá, hình thành nên các tế bào tiền thân dòng tuỷ (Common Myeloid Progenitor – CMP) và tế bào tiền thân dòng lympho (Common Lymphoid Progenitor – CLP)  từ đó hình thành nên các dòng tế bào hồng cầu, bạch cầu hạt, đại thực bào, tế bào tua, tế bào lympho B, T, NK…

Tế bào gốc tạo máu (HSCs) là loại tế bào gốc được nghiên cứu và ứng dụng điều trị sớm nhất, với hơn 50 năm nghiên cứu các nhà khoa học đã có đủ hiểu biết để sử dụng chúng như là một liệu pháp điều trị thường quy. Các bác sĩ đã sử dụng phương pháp cấy ghép tủy xương hoặc truyền tế bào gốc máu (Hematopoietic Stem Cell transplantation – HSCT) cho bệnh nhân để điều trị các nhóm bệnh như:

  • Ung thư máu như Leukemia, Lymphoma, bệnh Hodgkin, u tuỷ, u bạch cầu không Hodgkin, u xương hoặc các khối u rắn như ung thư phổi, gan, thực quản…
  • Bệnh rối loạn di truyền hệ tạo máu và hệ miễn dịch như bệnh thiếu máu không tái tạo (Aplastic Anemia), bệnh thiếu máu vùng biển (B-Thalassemia), bệnh thiếu máu hồng cầu hình liềm, hội chứng thiếu hụt miễn dịch phối hợp trầm trọng (SCID), điều trị bệnh tự miễn, hoặc ghép HSCs được biến đổi gen kháng nhiễm HIV trong điều trị bệnh nhân AIDS

Cấy ghép tế bào gốc tạo máu (Hematopoietic Stem Cell Transplantation – HSCT) có thể từ nguồn tự thân (Autologous), các tế bào gốc tạo máu (HSCs) từ bệnh nhân được phân lập và bảo quản đông lạnh. Sau khi, bệnh nhân được điều trị bằng hóa trị, xạ trị loại bỏ các tế bào ung thư ác tính của bệnh nhân, tế bào gốc được lưu trữ của chính bệnh nhân sau đó sẽ được truyền qua tĩnh mạch và các tế bào gốc sẽ làm nhiệm vụ di cư về tuỷ xương và tiếp tục sản xuất tế bào máu bình thường của bệnh nhân. Cấy ghép tự thân có ưu điểm mảnh ghép dễ dàng phát triển và phục hồi chức năng tạo máu và miễn dịch nhanh chóng ở bệnh nhân mà không gặp trở ngại việc thải loại hoặc việc sử dụng thuốc ức chế miễn dịch. Những ưu điểm này đã đưa HSCT tự thân trở thành một trong những phương pháp điều trị tiêu chuẩn thứ hai cho các bệnh như ung thư hạch.

Ngoài ra, nguồn cấy ghép HSCs khác là ghép đồng loài (Allogeneic), HSCs được thu nhận từ máu hoặc tuỷ xương của người hiến tặng khoẻ mạnh có mức độ tương hợp kháng nguyên bạch cầu (Human Leukocyte Antigen – HLA) phù hợp với người nhận có thể từ anh/chị em song sinh, người có quan hệ họ hàng hoặc người hiến hoặc từ ngân hàng máu cuống rốn có sự tương hợp HLA. Với việc ghép tế bào gốc tạo máu đồng loài thì cần kết hợp với các thuốc ức chế miễn dịch vì ở một mức độ sai khác nhất định trên phân tử HLA cũng có thể dẫn đến các tế bào miễn dịch từ mảnh ghép phản ứng với các tế bào của bệnh nhân thực hiện HSCT. Các bệnh về rối loạn tạo máu hoặc các bệnh ung thư ác tính được chỉ định điều trị cấy ghép tế bào gốc tự thân và đồng loài như bảng sau:

 

Cấy ghép tự thân

Cấy ghép đồng loài

Bệnh ác tính

Bệnh đa u tuỷ

(Multiple myeloma)

Ung thư hạch không Hodgkin (Lymphoma non – Hodgkin)

Ung thư hạch Hodgkin (Lymphoma Hodgkin)

Bệnh bạch cầu dòng tuỷ cấp tính

(Acute myeloid leukemia)

U nguyên bào thần kinh (Neuroblastoma)

Ung thư buồng trứng

(Ovarian cancer)

U tế bào mầm

(Germ-cell tumor)

Bệnh bạch cầu dòng tuỷ cấp tính

(Acute myeloid leukemia)

Bệnh bạch cầu nguyên bào lymopho cấp tính (Acute lymphoblastic leukemia)

Bệnh bạch cầu dòng tuỷ mạn tính

(Chronic myeloid leukemia)

Hội chứng loạn sản tuỷ

(Myelodysplastic syndrome)

Rối loạn tăng sinh tuỷ

(Myeloproliferative neoplasms)

Bệnh bạch cầu dòng tuỷ mãn tính vị thành niên (Juvenile chronic myeloid leukemia)

Bệnh đa u tuỷ (Multiple myeloma)

Ung thư hạch không Hodgkin

(Lymphoma non – Hodgkin)

Ung thư hạch Hodgkin

(Lymphoma Hodgkin)

Bệnh rối loại không ác tính

Bệnh tự miễn

(Autoimmune disease)

Amyloidosis

Bệnh thiếu máu không tái tạo

(Aplastic anemia)

Paroxysmal nocturnal hemoglobinuria

Fanconi's anemia

Diamond-Blackfan anemia

Thalassemia major

Thiếu máu hồng cầu hình liềm

(Sickle cell anemia)

Bệnh suy giảm miễn dịch kết hợp trầm trọng (Severe combined immunodeficiency)

Wiskott-aldrich syndrome

Rối loạn trao đổi chất bẩm sinh

(Inborn errors of metabolism)

Hội chứng giảm bạch cầu trung tính bẩm sinh (Congennital neutropenia syndromes)

 

Theo Trung tâm Dự liệu Nhóm cấy ghép Tuỷ và Máu Châu Á – Thái Bình Dương (Asia-Pacific Blood and Marrow Transplantation Group Data Center) từ năm 2005 đến 2015 Việt Nam là nước có tỉ lệ tăng cao nhất về số lượng các ca cấy ghép tế bào gốc tạo máu với tổng số ca ghép trong 5 năm là 319 ca, với tỉ lệ ca ghép đồng loài (Allogeneic transplantation) hơn 50% so với những trường hợp ghép tự thân (Autologous transplantation) và tập trung chủ yếu điều trị các bệnh liên qua đến ung thư máu. Theo dữ liệu từ bệnh viện truyền máu huyết học TP. Hồ Chí Minh năm 2016 trong tổng số 178 ca HSCT có 106 bệnh nhân sống khỏi bệnh là 60,7% trong thời gian trung bình 21,5 tháng với khả năng sống sót tổng quát (OS) sau 5 năm là 47%. Ghép đồng loài (HSCT allogeneic) có tỷ lệ sống sót tốt hơn so với ghép tự thân (HSCT autologous) lần lượt 54,5% và 44,4%.

Tuy rằng, việc cấy ghép tế bào gốc tạo máu trong điều trị các bệnh về ung thư máu hay rối loạn hệ thống tạo máu là giải pháp điều trị duy nhất đối với bệnh nhân. Các vấn đề đặt ra khi thực hiện cấy ghép tế bào gốc tạo máu bao gồm: nguồn HSC (tự thân hay đồng loài), ghép đồng loài thì mức độ tương hợp HLA giữa bệnh nhân và người hiến, số lượng tế bào HSC phân lập để cấy ghép, quá trình phân lập và cấy ghép phải đảm bảo yêu cầu về việc ngoại nhiễm và các đánh giá về khả năng phục hồi của bệnh nhân sau cấy ghép.

----------------------------------------------------------------------------
Để tìm hiểu thêm về kiến thức, vui lòng liên hệ với Mescells:
Văn phòng đại diện Nhật Bản: 〒175-0094 Tokyo, Itabashi ku, Narimasu 5-6-15
Hotline: 0936 588 688
Email: institute@mescells.com

Chủ đề: tế bào gốc

Các tin khác

Đăng ký nhận tin 情報を受け取るために購読する