VIỆN NGHIÊN CỨU ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ TẾ BÀO 幹細胞応用研究所
0866022097

Lấy tế bào gốc máu cuống rốn: Những điều bạn cần biết

Nội dung bài viết

Trong lĩnh vực y học tái tạo hiện nay, những khái niệm “lấy tế bào gốc máu cuống rốn” hay “lưu trữ tế bào gốc cuống rốn” không còn quá xa lạ. Thu thập tế bào gốc máu cuống rốn cho trẻ sơ sinh được phát triển rộng rãi và lựa chọn như một hình thức bảo hiểm sinh học trọn đời cho con cái.

1. Máu cuống rốn là gì?

te-bao-goc-mau-cuong-ron-1
Máu cuống rốn là gì?

Máu cuống rốn (hay còn gọi là máu dây rốn) chảy trong tuần hoàn thai nhi và cung cấp các dưỡng chất cho bào thai phát triển trong tử cung. Máu cuống rốn được lấy từ phần còn lại trong dây rốn và nhau thai sau khi sản phụ sinh em bé và cắt rốn.
Theo những quan niệm trước đây, cuống rốn và nhau thai là một loại rác thải y tế và thường được bỏ đi sau mỗi ca sinh nở. Trong các nghiên cứu y học về sau đã chỉ ra rằng, máu cuống rốn được xác nhận là nguồn cung cấp dồi dào tế bào gốc tạo máu và được ứng dụng trong nghiên cứu, hỗ trợ, điều trị các bệnh lý khác nhau. 

2. Vì sao cha mẹ cần lưu trữ tế bào gốc máu cuống rốn cho con?

Có rất nhiều cha mẹ đã tìm hiểu và mong muốn lưu trữ tế bào gốc máu cuống rốn cho con ngay khi trẻ vừa chào đời với mục đích tạo nguồn dự trữ tế bào gốc cho tương lai và sử dụng khi cần điều trị và hỗ trợ điều trị bệnh lý. Bên cạnh đó, nguồn tế bào gốc được lưu trữ này cũng có thể sử dụng trong điều trị các bệnh lý cho những người thân trong gia đình nếu chỉ số sinh học phù hợp.

te-bao-goc-mau-cuong-ron-2
Lưu trữ tế bào gốc máu cuống rốn là hình thức bảo hiểm sinh học trọn đời cho con cái

Khả năng ứng dụng của tế bào gốc tạo máu được lấy từ máu cuống rốn hoàn toàn tương tự như tế bào gốc tạo máu thu thập từ tủy xương và máu ngoại vi. Nhờ vào những đặc điểm sinh học này này mà tế bào gốc cuống rốn đang được sử dụng để nghiên cứu, ứng dụng rộng rãi trong điều trị các bệnh di truyền, bệnh do cơ quan tạo máu và bệnh miễn dịch.
Các nghiên cứu cho thấy, tế bào gốc cuống rốn tham gia vào quá trình điều trị và hỗ trợ hơn 80 bệnh lý bao gồm: Bệnh bạch cầu, bệnh tự miễn, các bệnh rối loạn di truyền (như thiếu máu, tan máu bẩm sinh), u lympho, ung thư máu,... Ngoài ra, tế bào gốc lấy từ máu cuống rốn cũng có khả năng biệt hóa thành các tế bào của những mô khác nhau như: Cơ tim, tế bào não, tế bào gan, tế bào thận, tế bào phổi, tế bào da, tế bào tuyến tụy,... 
Đặc biệt hơn, lưu trữ tế bào gốc từ máu cuống rốn là nguồn tế bào gốc phù hợp nhất bởi nguồn tế bào gốc này không gây ra những phản ứng thải ghép của cơ thể. Thậm chí, khi những người thân trong gia đình cần sử dụng tế bào gốc để điều trị bệnh lý thì tỷ lệ phù hợp giữa người bệnh và mẫu tế bào gốc của con sẽ cao hơn so với nguồn tế bào gốc từ những người không chung huyết thống.

3. Kỹ thuật lấy máu cuống rốn có phức tạp không?

te-bao-goc-mau-cuong-ron-3
Các bước thực hiện lấy máu cuống rốn

Kỹ thuật lấy máu cuống rốn được xem là kỹ thuật y học đơn giản, dễ thực hiện và tuyệt đối không gây đau đớn cho phụ sản và trẻ sơ sinh, có thể áp dụng kỹ thuật này cho cả sinh mổ và sinh thường.
Trước khi thực hiện thu thập và lưu trữ máu cuống rốn, người mẹ cần thực hiện các xét nghiệm sức khỏe cơ bản nhằm đảm bảo đầy đủ điều kiện thực hiện lưu trữ tế bào gốc máu cuống rốn cũng như không mắc các bệnh như truyền nhiễm, ung thư, nhiễm trùng, bệnh miễn dịch.
Sau khi sản phụ sinh nở, máu cuống rốn được lấy bằng cách sử dụng đầu kim của túi thu thập nối vào tĩnh mạch rốn và lấy máu cuống rốn dựa vào áp lực dòng chảy, tương tự với các kỹ thuật lấy máu toàn phần. Trong túi thu thập chứa sẵn chất chống đông để ngăn hình thành cục máu đông. 

4. Có thể lưu trữ tế bào gốc cuống rốn trong bao lâu?

Tế bào gốc máu cuống rốn sau khi lấy sẽ được chuyển về ngân hàng tế bào gốc và tiến hành các bước xử lý nhằm loại bỏ những thành phần thừa, gạn tách rồi lưu trữ. Trên thế giới, các ngân hàng lưu trữ này mới chỉ tồn tại khoảng hơn 30 năm, do đó, thời điểm hiện tại sẽ khó để trả lời một cách chính xác về thời gian lưu trữ tế bào gốc cuống rốn.

5. Điều kiện lưu trữ tế bào gốc máu cuống rốn

Các nhà nghiên cứu chỉ ra rằng, tế bào gốc máu cuống rốn được bảo quản trong điều kiện âm sâu (ở nhiệt độ -196 độ C trong môi trường nitơ lỏng) có thể lưu trữ được lâu dài, thậm chí vô thời hạn. 

te-bao-goc-mau-cuong-ron-4
Tế bào gốc máu cuống rốn được bảo quản trong điều kiện âm sâu (ở nhiệt độ -196 độ C trong môi trường nitơ lỏng)

Với kỹ thuật y học hiện đại, việc lấy và lưu trữ tế bào gốc máu cuống rốn được chứng minh không gây nên bất kỳ rủi ro nào cho mẹ và bé. Cùng với đó là các ứng dụng của tế bào gốc trong điều trị bệnh lý, cải thiện sức khoẻ cũng ngày càng phổ biến và được ưa chuộng nhờ vào tính an toàn, hiệu quả. Vì vậy, lựa chọn lưu trữ tế bào gốc máu cuống rốn đã và đang tạo ra những cơ hội rộng mở cho chính tương lai của con cái và các thành viên trong gia đình.
----------------------------------------------------------------------------
Để tìm hiểu thêm về kiến thức, vui lòng liên hệ với Mescells:
Văn phòng đại diện Nhật Bản: 〒175-0094 Tokyo, Itabashi ku, Narimasu 5-6-15
Hotline: 0936 588 688
Email: institute@mescells.com
 

Chủ đề:

Các tin khác

Đăng ký nhận tin 情報を受け取るために購読する