VIỆN NGHIÊN CỨU ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ TẾ BÀO 幹細胞応用研究所
0866022097

Tìm hiểu về tế bào T - Vai trò của tế bào T trong hệ thống miễn dịch

Nội dung bài viết

Tế bào lympho là các tế bào bạch cầu, gồm có 2 loại tế bào đóng vai trò quan trọng trong hệ thống miễn dịch của cơ thể là tế bào lympho B và lympho T. Các tế bào này có nguồn gốc từ tủy xương và lưu hành trong máu, mô bạch huyết, chúng phối hợp với nhau để bảo vệ cơ thể chống lại các sinh vật lạ, như vi khuẩn, virus và tế bào ung thư.

1. Tế bào T là gì? 

te-bao-t-1
T cell là gì?

Tế bào T là một loại tế bào bạch cầu lympho bao gồm tế bào T/CD4 (tế bào T hỗ trợ) và T/CD8 (tế bào T gây độc). Tế bào T có thể được phân biệt với các tế bào lympho khác nhờ sự hiện diện của thụ thể tế bào T trên bề mặt tế bào gọi là thụ thể tế bào T (TCR). Chúng được gọi là tế bào T vì quá trình trưởng thành của chúng trong tuyến ức từ các tế bào thymocyte của tuyến ức. Tế bào lympho T/CD4 điều hòa miễn dịch dịch thể và miễn dịch qua trung gian tế bào thông qua cytokines mà chúng sản xuất. T/CD8 là loại tế bào đóng vai trò trung tâm trong miễn dịch qua trung gian tế bào.. Chức năng bảo vệ cơ thể của tế bào lympho T là nhận diện và giải phóng các yếu tố gây độc và phá huỷ tế bào nó nhận diện như các tế bào trong cơ thể bị nhiễm virus hay vi khuẩn và những tế bào bị biến đổi như tế bào ung thư.

2. Cơ chế hoạt động của tế bào T 

te-bao-t-3
Cơ chế hoạt động của tế bào T

Trong đáp ứng miễn dịch, tế bào T hỗ trợ kích hoạt tế bào B sản xuất kháng thể và hoạt hóa hàng loạt các tế bào khác trong hệ miễn dịch như tế bào T gây độc, đại thực bào, bạch cầu trung tính, tế bào giết tự nhiên,... Do vậy, tế bào T là nhân tố quan trọng giữ vai trò quyết định trong các đáp ứng của hệ miễn dịch chống lại tác nhân gây bệnh.

Quá trình hoạt hoá của tế bào T đòi hỏi được kiểm soát nghiêm ngặt:

  • Đầu tiên, tế bào trình diện kháng nguyên (tế bào đuôi gai và đại thực bào) thực hiện bắt giữ các mảnh vỡ tế bào, tế bào hay đoạn peptide có nguồn gốc từ những tác nhân gây bệnh để xử lý trước khi trình diện kháng nguyên lạ lên phức hệ phù hợp tổ chức chính – MHC lớp II. Đồng thời, tế bào trình diện kháng nguyên hoạt hóa để biểu hiện thụ thể B7. 

  • Sau đó, tế bào T được hoạt hóa thông qua hai tín hiệu kích hoạt từ tế bào trình diện kháng nguyên bắt nguồn từ liên kết đặc hiệu bao gồm thụ thể tế bào T (TCR) với kháng nguyên lạ do phân tử MHC lớp II trình diện trên bề mặt tế bào trình diện kháng nguyên; phối tử CD28 của tế bào T với thụ thể B7 trên bề mặt tế bào trình diện kháng nguyên. 

3. Vai trò của tế bào T trong hệ thống miễn dịch 

Sau khi hoạt hóa, tế bào T hỗ trợ tham gia tích cực vào đáp ứng miễn dịch thông qua việc hỗ trợ các tế bào miễn dịch khác và tổ chức phản ứng miễn dịch. Một số vai trò nổi bật của tế bào T trong hệ thống miễn dịch có thể kể đến như:

  • Vai trò nhận biết kháng nguyên với từng loại vi khuẩn

te-bao-t2
Khi tế bào T nhận diện các tác nhân gây bệnh

Kháng nguyên là chất dịch tạo ra ngay sau khi  hệ miễn dịch phát hiện có vi khuẩn lạ xâm nhập. Kháng nguyên là mẫu protein có vai trò đánh dấu tế bào gây hại nhằm giúp các tế bào miễn dịch khác có thể nhận biết chúng. Trong hệ miễn dịch có hai loại kháng nguyên chính:

  • Kháng nguyên nội sinh là loại kháng nguyên được gắn trên lớp màng tế bào đích

  • Kháng nguyên ngoại sinh là loại kháng nguyên được đại thực bào tiết ra

  • Vai trò cân bằng hệ miễn dịch

Chức năng này do tế bào lympho Ts đảm nhiệm nhiệm vụ cân bằng lượng kháng nguyên bằng cách tiết ra chất interleukin nhằm loại trừ kháng nguyên nếu chất này quá dư. Ngoài ra, tế bào lympho Ts còn giúp kiềm chế các phản ứng loại trừ kháng nguyên khi phản ứng miễn dịch xảy ra quá nhanh, dễ ảnh hưởng đến các “tế bào vô tội” khác. Chức năng này giúp bảo vệ các tế bào lành lặn thoát khỏi sự tấn công của hệ miễn dịch, hay còn gọi là bệnh tự miễn. 

  • Vai trò gây độc tiêu diệt kẻ thù

te-bao-t-4
Tế bào T gây độc và tiêu diệt kẻ thù

Kháng nguyên sẽ đánh dấu các đối tượng tế bào gây hại cần tiêu diệt, gọi là trình diện kháng nguyên. Tế bào Tc sẽ tìm kiếm và gây độc lên các tế bào bị trình diện kháng nguyên. Một số loại vi khuẩn có thể thoát được sự truy quét này thì tế bào miễn dịch Tc còn có thêm một chức năng khác là gây quá mẫn muộn bằng cách tiết ra chất lymphokin. Chức năng này có vai trò tạo sự thu hút, báo động cho đại thực bào.

4. Ứng dụng của tế bào T trong y học 

Với khả năng sinh học giúp kích hoạt các loại tế bào khác nhau trong hệ miễn dịch chống lại tác nhân gây bệnh, tế bào T được chứng minh và khai thác nhiều tiềm năng ứng dụng trong y học trị liệu tế bào. Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra tế bào T hỗ trợ có khả năng làm giảm kích thước khối u thông qua sự kích hoạt tế bào T gây độc. Qua đó, các thử nghiệm lâm sàng đã áp dụng tế bào T hỗ trợ trong điều trị một số loại ung thư và hỗ trợ điều trị bệnh suy giảm miễn dịch do vi rút HIV gây ra đã đem lại những kết quả tích cực.

----------------------------------------------------------------------------
Để tìm hiểu thêm về kiến thức, vui lòng liên hệ với Mescells:
Văn phòng đại diện Nhật Bản: 〒175-0094 Tokyo, Itabashi ku, Narimasu 5-6-15
Hotline: 0936 588 688
Email: institute@mescells.com

Chủ đề: tế bào miễn dịch hệ miễn dịch tế bào t

Các tin khác

Đăng ký nhận tin 情報を受け取るために購読する