KIẾN THỨC VỀ CÔNG NGHỆ TẾ BÀO
Tìm hiểu về tế bào thần kinh (Nơron) - Những tác nhân khiến nơron chết
Nơron thần kinh, còn được gọi là tế bào thần kinh, giao tiếp với nhau và các tế bào khác thông qua các tín hiệu điện (xung thần kinh), từ đó cho phép các cơ quan của cơ thể phản ứng lại với các kích thích thích hợp. Mặc dù các tế bào thần kinh có nhiều điểm chung với các loại tế bào khác, nhưng chúng có cấu trúc và chức năng riêng biệt.
Tìm hiểu sự thật về các sản phẩm tế bào gốc trên thị trường
Thời gian gần đây, lựa chọn làm đẹp bằng tế bào gốc đang trở nên phổ biến và ưa chuộng, đặc biệt đối với phái đẹp. Bên cạnh công nghệ tế bào gốc áp dụng các kỹ thuật y khoa tiên tiến như tiêm, cấy,... có rất nhiều sản phẩm tế bào gốc cũng xuất hiện trên thị trường với công dụng chăm sóc da và chống lão hóa, giải quyết các vấn đề về nám, tàn nhang, vết nhăn,... Vậy các sản phẩm tế bào gốc thực hư ra sao? Hãy cùng tìm hiểu với Mescells trong bài viết dưới đây!
Tiêm tế bào gốc có hại không? Những bệnh lý nào sử dụng liệu pháp tiêm tế bào gốc?
Những năm gần đây, liệu pháp tiêm tế bào gốc ứng dụng trong điều trị bệnh lý đã được nghiên cứu và trở nên phổ biến hơn. Tuy có nhiều thành tựu đã được chứng minh, nhưng khái niệm tiêm tế bào gốc vẫn còn khá mới mẻ tại Việt Nam.
Câu hỏi “Tiêm tế bào gốc có hại không?” được rất nhiều người quan tâm và Mescells sẽ giải đáp thắc mắc trong bài viết dưới đây.
Tế bào gốc chữa được những bệnh gì?
Sau gần 3 thập kỷ nghiên cứu và phát triển, công nghệ tế bào gốc được chứng minh có khả năng trị dứt điểm hơn 80 bệnh lý khác nhau về huyết học, xương khớp, thần kinh, nội tiết, thẩm mỹ,… Các thử nghiệm lâm sàng gần đây cũng mang đến nhiều hứa hẹn rằng liệu pháp tế bào gốc của y học tái tạo hiện đại này có khả năng chữa dứt điểm một số bệnh mãn tính, nan y.
Vì sao nên lưu giữ tế bào gốc dây rốn cho con?
Lưu giữ tế bào gốc dây rốn cho trẻ từ khi vừa chào đời hiện đang trở thành “xu hướng” của nền y tế dự phòng. Hay nói cách khác, những lợi ích từ việc lưu giữ tế bào gốc dây rốn từ trẻ sơ sinh được coi là “bảo hiểm sinh học trọn đời” vô cùng thiết yếu.
Cấy ghép tế bào gốc là gì? Điều trị ung thư bằng phương pháp ghép tế bào gốc
Ung thư là những tế bào bất thường trong cơ thể, chúng sinh sôi và phát triển không kiểm soát tạo ra những mô cơ quan không thực hiện các chức năng sinh lý bình thường. Một số tế bào ung thư tích lũy các đột biến di truyền cho phép chúng tách ra khỏi tổ chức mô ung thư ban đầu và đi vào dòng máu từ đó ung thư lây lan sang các bộ phận khác trong cơ thể gọi là ung thư di căn.
Các phương pháp thường quy để loại bỏ ung thư hiện nay là phẫu thuật cắt bỏ khối u, hoá trị, xạ trị, dùng các thuốc ức chế tế bào ung thư. Tuy nhiên, sau một thời gian điều trị bằng các phương pháp này, một số bệnh nhân xuất hiện sự tái phát ung thư và các tế bào ung thư lúc này có khả năng đề kháng lại các phương pháp điều trị cũ. Phương pháp điều trị ung thư bằng liệu pháp tế bào gốc được đánh giá là một phương pháp tiềm năng lớn của y học hiện đại.
Tế bào gốc lấy từ đâu? Nguồn lấy tế bào gốc để điều trị bệnh lý và làm đẹp
Trong cơ thể, tế bào gốc hoạt động như hệ thống sửa chữa bên trong giúp cân bằng số lượng tế bào trong cơ thể. Tế bào gốc là tế bào nền tảng cho mọi cơ quan và mô trong cơ thể, qua quá trình phân chia và biệt hoá hình thành các tế bào chuyên hoá tạo nên các mô cơ quan thực hiện các chức năng chuyên biệt. Xuyên suốt quá trình sinh trưởng và phát triển của cá thể, tế bào gốc vẫn duy trì hoạt động âm thầm để thay thế các mô bị thương và các tế bào bị mất đi hàng ngày. Do đó, tế bào gốc có thể được thu nhận từ nhiều nguồn khác nhau như tế bào gốc từ giai đoạn phôi tiền làm tổ (phôi giai đoạn Blastoscyst), đến những tế bào gốc trong cơ thể trưởng thành như tủy xương, nhú răng, nang tóc, trong biểu mô ruột, mô mỡ, gan, não...trong những phần phụ sau quá trình sinh nở như máu hoặc mô dây rốn, nhau thai, nước ối…
Ứng dụng của tế bào gốc tủy xương trong điều trị các bệnh về máu
Tế bào gốc tạo máu (Hematopoietic Stem Cells – HSCs) là tế bào gốc trưởng thành được tìm thấy trong tuỷ xương. CD34 là một dấu ấn phân tử đặc trưng cho tế bào gốc tạo máu, trong tuỷ xương người bình thường chúng chiếm từ 1 – 4% và ít hơn 0,1% trong quần thể tế bào có nhân ở máu ngoại vi. Tuy số lượng hiện diện của quần thể HSCs là thấp trong các mô nhưng chúng chịu trách nhiệm sản xuất toàn bộ tế bào trong hệ thống tạo máu và hệ miễn dịch của cơ thể. HSCs được xem là nhà máy sản xuất tế bào máu liên tục trong suốt thời gian tồn tại của sinh vật, qua nhiều bước phân chia biệt hoá, hình thành nên các tế bào tiền thân dòng tuỷ (Common Myeloid Progenitor – CMP) và tế bào tiền thân dòng lympho (Common Lymphoid Progenitor – CLP) từ đó hình thành nên các dòng tế bào hồng cầu, bạch cầu hạt, đại thực bào, tế bào tua, tế bào lympho B, T, NK…
Tiêm tế bào gốc trị thoái hoá khớp gối: An toàn - Hiệu quả - Ít tác dụng phụ
Thoái hoá khớp gối (THK) tuy không phải là bệnh nguy hiểm nhưng lại là gánh nặng lớn cho xã hội với chi phí điều trị cao và rất tốn kém cho người bệnh trong khi hiệu quả chưa được như mong muốn và tiềm ẩn những tai biến nặng nề. Các phương pháp điều trị THK được áp dụng cho bệnh nhân như luyện tập thể dục phòng ngừa, giảm cân và kết hợp với các phương pháp điều trị dùng thuốc nội và ngoại khoa kết hợp, song hiệu quả chưa cao. Các biện pháp dùng thuốc nội khoa tuy có hiệu quả nhanh nhưng tác động toàn thân gây nhiều biến chứng như viêm loét dạ dày, xuất huyết tiêu hóa, tăng huyết áp, tổn thương gan, thận… Trong khi việc điều trị ngoại khoa được các bác sĩ chỉ định trong những trường hợp bệnh nặng phải phẫu khớp và thường gây tốn kém về tiền bạc, thời gian phục hồi lâu còn tiềm ẩn những rủi ro hậu phẫu.
Hình ảnh khớp gối bị thoái hóa
Phương pháp tế bào gốc ở hiện tại và tiềm năng trong tương lai
Công nghệ tế bào gốc là một bước tiến quan trọng trong Y học hiện đại, các nghiên cứu ứng dụng tế bào gốc nổi bật nhất là trong Y học tái tạo (Regenerative Medicine) từ cấp độ phân tử đến tế bào, mô, cơ quan. Y học tái tạo bằng công nghệ tế bào gốc mang lại khả năng tái tạo cấu trúc và phục hồi chức năng sinh lý cho cơ thể. Kết quả từ các thử nghiệm lâm sàng ứng dụng công nghệ tế bào gốc trong Y học tái tạo cho thấy hiệu quả điều trị rất tích cực một số căn bệnh như đột quỵ, tự kỷ, tiểu đường, suy tim, ung thư…