VIỆN NGHIÊN CỨU ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ TẾ BÀO 幹細胞応用研究所
0866022097

9 cách chữa trị bệnh đau nhức xương khớp đặc hiệu

Nội dung bài viết
Bệnh lý liên quan đến hệ cơ xương khớp là nhóm bệnh lý khá phổ biến ở độ tuổi khoảng 45 trở lên và đang có tỷ lệ ngày càng trẻ hoá tại Việt Nam. Tùy thuộc vào nguyên nhân, tình trạng bệnh có thể áp dụng các cách trị đau nhức xương khớp khác nhau. Dưới đây là top 09 phương pháp chữa bệnh đau xương khớp hiệu quả nhất hiện nay!

1. Liệu pháp tế bào gốc

Dẫn đầu về tỷ lệ đạt hiệu quả cao (lên tới 85% sau một lần điều trị), liệu pháp tế bào gốc được xem là phương pháp trị đau xương khớp được tin tưởng và ứng dụng rộng rãi nhất hiện nay. 

cach-chua-tri-benh-dau-nhuc-xuong-khop-1
Liệu pháp tế bào gốc được xem là phương pháp trị đau xương khớp tiên tiến, hiệu quả nhất hiện nay

Nhờ khả năng phân chia tế bào để tạo ra các tế bào mới mà y học đã phát triển và ứng dụng liệu pháp điều trị bằng tế bào gốc để sửa chữa hay tạo mới các phần của cơ thể bị hư hỏng. Tế bào gốc thường được thu nhận từ các nguồn như mỡ, tủy xương, mô dây rốn, máu dây rốn,… sau đó được nuôi dưỡng bằng các phương pháp đặc biệt giúp tăng trưởng về số lượng, đồng đều về chất lượng và trải qua các bước kiểm tra nghiêm ngặt tại phòng thí nghiệm đạt chuẩn trước khi đưa vào cơ thể. 

Dung dịch chứa tế bào gốc được đưa trực tiếp vào vị trí cần điều trị như khớp gối, vai, mắt cá chân, hông,… Tại đây, chúng tác động mạnh mẽ đến các cơ chế sinh học như: tạo mới vùng mô bị tổn thương, phát triển hệ thống mạch máu, kích thích các tế bào gốc lân cận tham gia sửa chữa, tái tạo, làm lành vết thương. 

Ưu điểm nổi trội của liệu pháp tế bào gốc trong chữa đau nhức xương khớp là độ an toàn cao, không xâm lấn, giúp phục hồi nhanh chức năng vận động của người bệnh và rút ngắn quá trình điều trị bệnh tối đa.

2. Điều trị nội khoa - Thuốc giảm đau

Để loại bỏ tình trạng đau nhức dai dẳng, khó chịu nhanh chóng, điều trị nội khoa bằng thuốc giảm đau chủ yếu tập trung vào nguyên tắc giảm đau, kháng viêm tại vị trí thương tổn. Người bệnh có thể trị đau xương khớp với một số loại thuốc như:
  • Thuốc giảm đau không kê toa (OTC): paracetamol (acetaminophen), các thuốc giảm đau kháng viêm không steroids (NSAIDs) như aspirin, ibuprofen,…

  • Thuốc giảm đau kê đơn: nếu người bệnh không đáp ứng tốt với các loại thuốc giảm đau OTC hoặc gặp nhiều tác dụng phụ khi dùng thuốc, bác sĩ có thể đề xuất một số loại thuốc đặc hiệu phù hợp hơn như thuốc NSAIDs chọn lọc COX-2 thường được chỉ định với tác dụng giảm đau, kháng viêm tương tự thuốc NSAIDs truyền thống nhưng ít ảnh hưởng đến dạ dày và thận hơn.

cach-chua-tri-benh-dau-nhuc-xuong-khop-2
Điều trị nội khoa bằng thuốc là cách chữa đau xương khớp nhanh chóng
 
Ngoài ra, thuốc giảm đau xương khớp cũng có thể sử dụng dưới dạng kem hoặc gel bôi ngoài da bên cạnh đường uống. Các loại thuốc giảm đau tại chỗ này được cho là ít đem lại tác dụng phụ hơn, ví dụ như đau dạ dày, so với thuốc dạng uống.

3. Liệu pháp lạnh

cach-chua-tri-benh-dau-nhuc-xuong-khop-3
Liệu pháp lạnh giúp điều trị đau xương khớp tại nhà

Để chữa bệnh đau nhức xương khớp khi ở nhà, người bệnh có thể áp dụng liệu pháp lạnh. Liệu pháp này có tác dụng giảm viêm, giảm đau nhức do viêm khớp, chấn thương đồng thời giảm lưu lượng máu về khu vực tổn thương. Từ đó phòng ngừa và giảm sưng mô một cách hiệu quả. Ngoài ra, việc áp dụng liệu pháp lạnh còn giúp người bệnh làm tê tại chỗ và giảm cảm giác nóng ran tại khu vực tổn thương.

Liệu pháp lạnh sử dụng túi đá lạnh chườm lên khu vực bị tổn thương (không nên áp trực tiếp đá lạnh nên vùng da bệnh vì điều này có thể gây bỏng lạnh), chườm trong 15 phút và thực hiện 3 lần/ngày.

4. Chườm ấm/tắm nước ấm

Chườm ấm 4 lần/ ngày, mỗi lần 15 – 20 phút có thể giúp điều trị bệnh xương khớp hiệu quả. Biện pháp này phù hợp với những người bị đau nhức do bệnh lý, thời tiết hoặc đau nhức do hệ xương khớp mất tính ổn định ở người lớn tuổi.

Chườm ấm có tác dụng kích thích lưu thông máu về khu vực tổn thương, từ đó tăng khả năng chữa lành hư tổn, giảm đau và giảm cảm giác tê bì. Cách điều trị bệnh đau nhức xương khớp bằng chườm ấm này còn có tác dụng làm ấm chi, đuổi hàn thấp, thư giãn mạch máu, xương khớp và mô mềm xung quanh, đồng thời hỗ trợ giảm áp lực lên dây thần kinh, giảm căng cơ, cứng khớp, tăng tính linh hoạt và khả năng vận động.

cach-chua-tri-benh-dau-nhuc-xuong-khop-4
Chườm ấm có tác dụng kích thích lưu thông máu về khu vực tổn thương, từ đó tăng khả năng chữa lành hư tổn, giảm đau và giảm cảm giác tê bì

Cách thức thực hiện:
  • Dùng chai thủy tinh chứa nước ấm, khăn ấm hoặc túi chườm ấm áp trực tiếp lên khu vực bị đau nhức

  • Thư giãn trong 20 phút

  • Thực hiện 4 lần/ ngày

Tương tự như chườm ấm, tắm nước ấm cũng là cách chữa bệnh đau nhức xương khớp có tác dụng kích thích lưu thông máu, giảm đau nhức, tê bì, cứng khớp. Bên cạnh đó tắm với nước ấm còn giúp bạn thư giãn tâm trạng, thư giãn cơ, hệ xương khớp và giúp dễ ngủ. Bạn nên tắm với nước ấm mỗi ngày 1 lần để cải thiện tình trạng.

5. Điều trị ngoại khoa - Phẫu thuật

Can thiệp ngoại khoa (hay còn gọi là phương pháp phẫu thuật) cũng là một phương pháp điều trị đau nhức xương khớp hiện nay. Giải pháp này tập trung vào yếu tố can thiệp giải phẫu tại vị trí thương tổn nhằm khắc phục, đôi khi là thay mới hoàn toàn xương khớp viêm nhiễm. 

cach-chua-tri-benh-dau-nhuc-xuong-khop-5
Phẫu thuật ngoại khoa tác động trực tiếp vào vị trí xương khớp bị thương tổn nên có thể giải quyết đặc trị bệnh xương khớp

Phẫu thuật ngoại khoa tác động trực tiếp vào vị trí xương khớp bị thương tổn nên có thể giải quyết đặc trị bệnh xương khớp. Với phương pháp này, bác sĩ cũng có thể xử lý ảnh hưởng của viêm nhiễm đến khu vực xung quanh (nếu có). Người bệnh cũng không phải sử dụng thuốc trong thời gian kéo dài ngoại trừ một số loại thuốc bắt buộc phải dùng sau phẫu thuật. 

Tuy nhiên, liệu pháp phẫu thuật được đánh giá chưa thực sự là giải pháp tối ưu, chỉ nên chỉ định cho những bệnh nhân nặng, không có phương pháp điều trị khác thay thế

6. Xoa bóp bấm huyệt

Xoa bóp bấm huyệt điều trị xương khớp là giải pháp điều trị bệnh trong y học cổ truyền rất phổ biến và mang lại những hiệu quả tích cực. Trong chữa đau xương khớp, phương pháp xoa bóp bấm huyệt thường được chỉ định kết hợp với bài thuốc Y học cổ truyền nhằm trị đau xương khớp đạt kết quả tốt nhất.

cach-chua-tri-benh-dau-nhuc-xuong-khop-6
Xoa bóp bấm huyệt điều trị xương khớp là giải pháp điều trị bệnh trong y học cổ truyền rất phổ biến và mang lại những hiệu quả tích cực

Các phương pháp xoa bóp bấm huyệt sẽ tác động trực tiếp đến da thịt, dây thần kinh, hệ thống mạch máu làm thay đổi vấn đề về thần kinh, nội tiết, thể dịch. Từ đó, giúp cho khí huyết được lưu thông đi toàn thân, thúc đẩy khả năng lưu thông khí huyết đến xương khớp, kích thích sản sinh hormone giảm đau tự nhiên endorphin làm giãn cơ, đặc biệt là những nhóm cơ đã bị co cứng. 

Với xoa bóp bấm huyệt, người bệnh không cần dùng thuốc, phương pháp điều trị này hoàn toàn tác động lực từ phía ngoài nên không lo tác dụng phụ như một số phương pháp khác. 

7. Sử dụng thảo dược

Sử dụng thảo dược là một trong những cách điều trị bệnh xương khớp theo dân gian mà vô cùng hiệu quả. Người bệnh có thể sử dụng một số loại thảo dược như ngải cứu, lá lốt,… tác động lên khu vực đau nhức và tổn thương.

Dùng ngải cứu trị đau nhức xương khớp

cach-chua-tri-benh-dau-nhuc-xuong-khop-07
Ngải cứu là phương thuốc dân gian chống viêm, giảm đau nhức xương khớp do chấn thương và bệnh lý

Ngải cứu là loại thảo dược có tính ấm, có tác dụng trừ hàn thấp, chống viêm, giảm đau nhức xương khớp do chấn thương và bệnh lý. Ngoài ra loại thảo dược này còn có tác dụng tăng tuần hoàn máu, giảm đau nhức và tê bì tay chân ở người lớn tuổi, khí huyết kém lưu thông. Đồng thời giảm căng cơ, thư giãn khớp xương và cải thiện khả năng vận động cho bệnh nhân.

Hướng dẫn điều trị bệnh cơ xương khớp bằng lá ngải cứu:

  • Rửa sạch lá ngải cứu, để ráo, rang nóng với một ít muối hạt

  • Đựng nguyên liệu trong túi vải sạch và chườm lên vị trí bị tổn thương

  • Rang nóng và chườm lại sau 30 phút

  • Mỗi ngày thực hiện 1 – 2 lần tùy theo mức độ nghiêm trọng của cơn đau

Cách điều trị đau nhức xương khớp bằng lá lốt

cach-chua-tri-benh-dau-nhuc-xuong-khop-8
Điều trị bệnh cơ xương khớp bằng lá lốt

Tương tự như ngải cứu, lá lốt có mùi thơm nồng, tính ấm, có tác dụng giảm đau, trừ phong tán hàn, kích thích tuần hoàn máu và giảm tê bì tay chân. Các hoạt chất trong lá lốt còn có tác dụng chống viêm, sát khuẩn, duy trì chức năng xương khớp và cải thiện khả năng vận động cho người bệnh.

Hướng dẫn điều trị bệnh cơ xương khớp bằng lá lốt:

  • Rửa lá lốt, để ráo rồi cho vào cối và giã nhuyễn

  • Rang nóng lá lốt với một ít muối hạt cho đến khi ráo nước

  • Đựng nguyên liệu trong túi vải sạch và chườm lên vị trí bị tổn thương trong 30 phút

  • Rang nóng và chườm lại

  • Mỗi ngày thực hiện 1 – 2 lần. Kiên trì thực hiện trong 10 ngày sẽ nhận thấy cơn đau thuyên giảm đáng kể

Uống giấm táo chữa bệnh xương khớp

cach-chua-tri-benh-dau-nhuc-xuong-khop-9
Hướng dẫn điều trị bệnh cơ xương khớp bằng giấm táo

Nhờ đặc tính kiềm hóa và chống viêm, giấm táo có tác dụng giảm viêm, sưng, cứng khớp và giảm đau nhức hiệu quả. Hơn thế, giấm táo có khả năng loại bỏ lượng chất độc tích tụ ở các khớp và mô liên kết, giúp ổn định cấu trúc, duy trì chức năng hệ xương khớp, giảm đau khớp do viêm và cải thiện khả năng vận động cho người bệnh.

Ngoài ra trong thành phần của giấm táo chứa nhiều khoáng chất như canxi, photpho, kali, magie. Những khoáng chất này có khả năng thúc đẩy quá trình chữa lành tổn thương, ổn định độ bền và tính linh hoạt của xương khớp và nâng cao sức khỏe tổng thể.

Hướng dẫn điều trị bệnh cơ xương khớp bằng giấm táo:

  • Trộn 1 muỗng cà phê giấm táo tươi (chưa lọc) với một muỗng cà phê mật ong nguyên chất

  • Thêm 200 – 300ml nước ấm, khuấy đều

  • Uống khi còn ấm nóng

  • Uống từ 2 – 3 lần mỗi ngày trước khi ăn

8. Tập thể dục

Tập thể dục không chỉ là thói quen duy trì sức khỏe hàng ngày mà còn là một trong những cách chữa bệnh đau xương khớp đơn giản, hiệu quả.

Duy trì thói quen vận động và tập thể dục mỗi ngày khi bị đau nhức xương khớp có tác dụng duy trì khả năng vận động, tăng cường sức mạnh cơ bắp, giảm căng cơ, đau nhức và phòng ngừa cứng khớp hiệu quả. Ngoài ra vận động và tập thể dục mỗi ngày còn giúp tăng độ dẻo dai và tính linh hoạt cho các khớp xương, ổn định sự liên kết giữa các khớp và mô mềm. Đây vừa là cách trị đau xương khớp, vừa giúp thư giãn, kích thích tuần hoàn máu, giảm tê bì, tăng cường hệ miễn dịch và sức khỏe tổng thể.

cach-chua-tri-benh-dau-nhuc-xuong-khop-10
Duy trì thói quen vận động và tập thể dục mỗi ngày là một trong những cách chữa bệnh đau xương khớp đơn giản, hiệu quả

Tuy nhiên để phòng ngừa mức độ gia tăng cơn đau khi tập thể dục, bạn nên lựa chọn các bài tập thể dục hoặc bộ môn có cường độ thích hợp như yoga, bơi lội, đi bộ, chạy bộ chậm, đạp xe, tập dưỡng sinh,...

Bạn nên vận động và luyện tập thể dục từ 30 – 45 phút mỗi ngày tùy theo mức độ nghiêm trọng và nguyên nhân của bệnh, không nên luyện tập gắng sức và nên nghỉ ngơi nếu cảm thấy đau nhiều.

9. Xây dựng chế độ ăn uống dinh dưỡng, lành mạnh

Thực phẩm cũng là một tác nhân quan trọng trong quá trình phòng chống và chữa bệnh đau nhức xương khớp. Bởi thành phần dinh dưỡng trong các thực phẩm có vai trò duy trì sức khỏe xương khớp, giảm đau, giảm viêm, ngăn thoái hóa khớp và nâng cao sức khỏe tổng thể.

Ngoài ra việc tăng cường bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng còn giúp người bệnh duy trì độ dẻo dai và sự chắc khỏe cho các cơ, cải thiện lưu thông máu. Điều này giúp tăng khả năng nâng đỡ cột sống, ổn định chức năng của hệ thống xương khớp. Đây cũng là cách phòng ngừa các bệnh lý nghiêm trọng như thoái hóa cột sống, thoái hóa khớp, loãng xương, viêm xương khớp…

cach-chua-tri-benh-dau-nhuc-xuong-khop-11
Thực phẩm cũng là một tác nhân quan trọng trong quá trình phòng chống và chữa bệnh đau nhức xương khớp

Thực phẩm nên ăn

  • Thực phẩm giàu vitamin D, C: Cá hồi, cá ngừ, sữa, lòng đỏ trứng, tôm, nấm, dầu gan cá tuyết, cam, bông cải xanh, kiwi, ớt chuông đỏ, cà chua, dâu tây, dưa lưới vàng, khoai tây,...

  • Thực phẩm giàu canxi: Sữa, sữa chua, các loại hạt, phô mai, hạnh nhân, rau lá xanh, các loại đậu, cá mòi, cá hồi, động vật có vỏ,…

  • Thực phẩm chứa protein: Trứng, hạnh nhân, yến mạch, ức gà, phô mai, bông cải xanh, sữa,…

  • Thực phẩm giàu axit béo omega-3: Dầu gan cá tuyết, trứng cá muối, cá hồi, cá ngừ, cá trích, cá mòi, hàu, hạnh nhân,…

  • Thực phẩm giàu chất chống oxy hóa: Cà chua, bông cải xanh, ớt chuông, dâu tây, việt quất, táo, cam, yến mạch, quả óc chó, hạnh nhân, trà, đậu đỏ,…

Thực phẩm nên kiêng

  • Thực phẩm rán, chiên xào nhiều dầu mỡ

  • Thức ăn đóng hộp, chứa chất bảo quản

  • Món ăn nhiều muối hoặc nhiều đường

  • Thực phẩm cay nóng

  • Thực phẩm chứa chất béo kém lành mạnh

Trên đây là 09 cách điều trị bệnh đau nhức xương khớp tùy thuộc vào từng giai đoạn và biểu hiện nặng nhẹ của bệnh. Để điều trị đau nhức xương khớp dứt điểm, người bệnh cần phải tìm được nguyên nhân gây bệnh.

Liên hệ với Mescells để được tư vấn và hỗ trợ!

-------------

Để hiểu thêm kiến thức công nghệ Tế bào, liên hệ với Mescells:

Địa chỉ:
TT21 - Số 204 Nguyễn Tuân, Nhân Chính, Thanh Xuân, Hà Nội

Hotline: 0936 588 688

Email: Info@mescells.com

Fanpage: Viện Nghiên Cứu Ứng dụng Công nghệ Tế Bào Mescells

Trò chuyện cùng Mescells: m.me/mescellsvn

 

Chủ đề:

Các tin khác

Đăng ký nhận tin 情報を受け取るために購読する